Âm học 102

Âm học 102

Chào các bạn đến trang này

Các bạn đến đây có nghĩa là các bạn muốn tìm thêm thông tin về Âm học, chuyên sâu hơn.

Trước nhất chúng ta nên làm quen với những từ ngữ thường hay thấy trong âm học.

(Chúng tôi chỉ tóm tắt những từ thông dụng ở đây. Các bạn email cho chúng tôi để được hướng dẫn chuyên sâu hơn)

1 Tần số:

Đơn vị tính là Hert (Hz), được viết tắt là "f". Là sóng âm dao động bao nhiêu chu kỳ trong một giây.

2. Bước sóng

Đơn vị tính là mét (m), được viết tắt là "X". Sóng âm dao động một chu kỳ là một bước sóng.

 

ÂM HỌC 102

3. Âm lượng

Được đo bằng Decibel, viết tắt là dB. Là một tỷ lệ Logarith của công suất

Ví dụ: 0dB = Tỷ lệ công suất là 1

           3dB = Tỷ lệ công suất là 2 = gấp đôi công suất

Có nghĩa là: bạn đang nghe 90dB tiêu thụ 100 watts. Để tăng 3dB lên 93dB, bạn cần 200 watts. Và để tăng thêm 3dB nữa lên 96 dB, bạn cần 400 watts. Mỗi 3dB âm lượng  công suất tăng gấp đôi. Như thế để tăng từ 1dB lên 90 dB, công suất tăng 1.000.000 lần.

4. Các bạn tham khảo "Bảng đối ứng tần số" để làm quen với những tần số tương tự của nhạc cụ, tiêng hát cũng như cá tính của những tần số từ thấp đến cao 20Hz - 20Khz.

ÂM HỌC 102

Kế đến, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những liên quan và vài thông số về âm học, để các bạn có thể tự thiết kế và trang âm cho phòng của mình.

5. Sự liên hệ giữa bước sóng và tần số

X = c/f

Trong đó: X = Bước sóng

                 f = Tần số

                 c = Vận tốc âm thanh (344 m/s @ 20 độ C)

Ví dụ: Bước sóng của tần số 20 Hz là bao nhiêu? 

          Bước sóng 20 Hz = 344m/s/20 = 17.2m

6. Tần số cộng hưởng trục

ÂM HỌC 102

               

ÂM HỌC 102          

Riêng cộng hưởng trục chúng ta rút gọn

 

ÂM HỌC 102                                

fx = tần số cộng hưởng (Hz)

c = Vận tốc âm thanh (m/s)

x = số lần 1/2 bước sóng (1,2,3....)

L = chiều dài (mét)

Ví dụ

2 tường cách nhau 7m

Tần số cộng hưởng thứ 1 là: f1 = (344/2) * (1/7) = 24.5 Hz

Tần số cộng hưởng thứ 2 là: f2 = (344/2) * (2/7) = 51 Hz

 

7. Tiếng vang của phòng RT60

RT60 (or T60) = 0.161V

                              Sα

RT60 =T60 = thời gian, giây, của tiếng vang giảm từ 0dB xuống -60dB

0.161= Hằng số ( sử dụng cho đơn vị tính m, m và giây)

V= Thể tích của phòng

S = Diện tích của tất cả bề mặt phòng

α = hệ số triệt âm trung bình của phòng

Ví dụ:

Phòng có kích thước như sau: Dài =7m, rộng = 5m, cao = 3m

Mặt tường và trần là thạch cao, sàn lót thảm có hệ số triệt âm trung bình là 0.3

Áp dụng công thức:

RT60 = (0.161 * (7*5*3)) / [{((2*(7*5)) + ((2*(7*3)) + ((2*(5*3))} *0.3]

          = 16.9 / [(70 + 42 + 30) * 0.3]

          = 16.9 / 42.6

          = 0.4 giây

8. Tiếng vang T60 lý tưởng

ÂM HỌC 102

Trên đây chỉ là một vài căn bản trong âm học, chỉ đủ cho chúng ta tính toán để trang âm tốt hơn cho căn phòng của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tường tận thêm cho trường hợp của bạn. Và ghi nhớ thêm: Tiếng vang RT60 lý tưởng lệ thuộc vào thể tích phòng.